Cách trồng rau mầm tại nhà

15/11/2019
cach-trong-rau-mam-tai-nha

Gần 1 năm đổ lại đây rau mầm nổi lên như một thứ rau sạch ngon, lành bổ dưỡng được nhiều bà nội trợ săn lùng ráo riết. Theo những nghiên cứu khoa học thì rau mầm đem lại nguồn chất xơ, vitamin và dinh dưỡng phong phú hơn rất nhiều các loại rau đã phát triển. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng nên dùng để trồng rau mầm, có những loại phù hợp và có những loại không. Hãy cùng thực phẩm sạch CleverFood chúng ta tìm hiểu nhé.

Cách trồng rau mầm tại nhà trong thùng xốp

Rau mầm là gì?

Rau mầm là tên gọi chung của các cây non mới mọc mầm (không phải cây con nhé, các ban đừng nhầm 2 loại này), chúng không cần tới đất bởi phần lớn các loại hạt giống đều chứa đủ dinh dưỡng để tự nảy mầm trước khi cần các yếu tố đất, ánh sáng, phân bón... để phát triển thành cây con. Rau mầm có thể ăn được toàn bộ, vì thân của chúng rất mềm và mọng nước, rễ non và sạch vô cùng, vì thế rau mầm thường chỉ để ăn sống, salad, bọn tôi thường làm sốt cà chua để chấm, ngon nhất trên đời. 

rau mầm

Hạt giống phù hợp để trồng rau mầm

Các bạn tuyệt đối không dùng các loại hạt giống rau thông thường hoặc không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng vì chúng dễ chứa những chất bảo quản không hề có lợi cho sức khỏe, hơn nữa rau mầm rất mau lên, có thể tới lúc thu hoạch chất bảo quản vẫn còn tồn đọng. 

hạt giống để trồng rau mầm

Rau mầm có một đặc điểm rất hay, đó là mỗi loại hạt giống khác nhau sẽ đem lại những mùi vị khác biệt hoàn toàn, các bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để chọn loại hạt nào trồng rau mầm sao cho phù hợp với sở thích bản thân:

đặc điểm của từng loại rau mầm

Các nguyên liệu cần có để trồng rau mầm

Đất: Theo những nghiên cứu khoa học thì dùng xơ dừa trồng rau mầm sẽ đem lại những ưu điểm rõ rệt. Xơ dưa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, và nó rất nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, thao tác, đặc biệt nó có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Vì lẽ đó cách trồng rau mầm tại nhà của chúng tôi chủ yếu định hướng người dùng sử dụng xơ dừa. Nếu bạn dùng khay xốp kích thước khoảng (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì chỉ cần 40g hạt giống rau mầm và 2kg xơ dừa là đủ.

xơ dừa trồng rau mầm 

Thùng xốp: Các bạn có thể dụng chất liệu nào cũng được, tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì thùng xốp là hợp lý nhất, giá thành rẻ, dễ kiếm, dễ thao tác. Nếu trồng nhiều loại rau mầm cùng lúc thì nên đóng kệ sắt, kệ gỗ nhìn rất đẹp luôn ạ. Nhớ đục 6->12 lỗ thoát nước phía dưới để tránh ngập úng.

thùng xốp trồng rau mầm

Xem thêm nhiều: Cách trồng rau sạch tại nhà 

Giấy lót: đây là một mẹo nho nhỏ trong cách trồng rau mầm tại nhà rất hay mà tôi học được của chị đồng nghiệp, các bạn dùng giấy lót mềm để lót trên bề mặt xơ dừa trước khi gieo hạt, sau này thu hoạch chân rau sẽ rất sạch, không bị dính chút xơ dừa nào vào rau luôn. Loại này hàng Mã bán đầy, cứ ra hỏi giấy mềm để trồng rau sạch là người ta bán cho.

Bìa carton: ta cần vài miếng bìa to để che bề mặt thùng xốp trong 2,3 ngày đầu mới gieo hạt

Bình tưới: Lưu ý phải là bình phun sương nhé các anh chị, rau mầm rất mỏng manh, nếu tưới thường bằng gàu, gáo sẽ nát bét.

Ok khi các nguyên liệu cơ bản đã đầy đủ, chúng ta lao vào chiến đấu thôi nào <3 <3 <3 

Chi tiết cách trồng rau mầm

Bước 1: Ngâm hạt

Mỗi khay chỉ nên sử dụng 30-40g hạt giống thôi nhé, vì sau nay khi rau mầm lên sẽ chiếm hết diện tích thùng xốp, để dày quá cũng không ổn. Hạt khi mua về đem ngâm nước ấm (40-50*C là đẹp), thời gian ngâm từ 2->48h tùy vào loại hạt, nếu vỏ dày thì ta ngâm lâu, vỏ mỏng ngâm ít hơn. Thời gian ngâm chi tiết như sau:

 Đối với rau ăn lá:
Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng
Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng

 Đối với các loại rau gia vị:
Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng

 Đối với rau ăn trái:
Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng

cách trồng rau mầm tại nhà 1

Ngâm hạt giống trước khi tiến hành trồng rau mầm với mục đích để loại bỏ các hạt lép, hạt sâu (vì nó sẽ nổi lên, chỉ việc vớt đi thôi), vừa cung cấp nước cho hạt nở ra đáp ứng nhu cầu cho những ngày đầu trong quá trình phát triển. Sau đó ta vớt ra để ráo rồi mới gieo trồng.

Bước 2: Làm xơ dừa

Xơ dừa khi mới mua về không thể dùng được ngay, các bạn phải ngâm nước "xả chát, xả mặn" ít nhất là 7 ngày, nếu có thời gian cứ ngâm 1 tháng, sau đó đem phơi khô 2-3 ngày rồi mới dùng.
Khi sơ dừa đã ngon lành ta lấy ra xõa cho nó tơi, không nên để đóng cục, tiếp đó rải một lớp khoảng 3-4cm dưới đáy thùng, cố gắng dùng tay san cho bề mặt phẳng nhất có thể để tránh hạt giống dồn lại khi gieo. Sau đó tưới nước cho ướt đẫm xơ dừa, lấy giấy lót mềm đã mua phủ lên bề mặt, tiếp tục tưới nước lần 2.

Bước 3: Gieo hạt

Cách gieo hạt thì hết sức đơn giản thôi, ta cứ rải đều khoảng 40g hạt giống vào thùng xốp  (40cm x 50cm x 7cm), nếu kích thước to hơn, các bạn có thể tự cân đối sao cho phù hợp kích thước thùng nhà mình. 
Dàn đều hạt xong thì tưới thêm 1 lượt nước nữa trước khi lấy bìa cát tông đậy lên bề mặt khoảng 2 ngày.

Cách trồng rau mầm

Xem thêm: Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn cực kì độc đáo

Bước 4: Chăm sóc rau mầm

Cách trồng rau mầm mà CleverFood gửi tới các bạn đảm bảo sự thành công 100% nên trong quá trình chăm sóc các bạn phải đảm bảo đúng quy trình sau. Trong 2 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt, rau mầm cần được giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Mỗi ngày các bạn kiểm tra 2 lần, nếu thấy giấy lót và xơ dừa khô nước thì tưới bổ dung ngay lập tức.
Hai, ba ngày sau thấy hạt đã lên mầm đều thì chuyển khay ra ngoài trời, nhưng cần tránh ánh nắng và mưa trực tiếp  nên để dưới mái hiên, hoặc ban công có che chắn. 
Tưới nước đều đặn mỗi ngày với bình phun sương, thời gian tưới là vào sáng sớm và chiều tối muộn, hôm nào trời mưa ẩm có thể tưới 1 lần. Trồng rau mầm không cần phải sử dụng quá nhiều nước, lạm dụng dễ làm rau nhạt, mùi vị không ngon.

cách trồng rau mầm tại nhà 2

Bước 5: Thu hoạch

Rau mầm khi đã lên được gần một gang tay thì ta có thể tiến hành thu hoạch. Nếu áp dụng cách trồng rau mầm của CleverFood thì có thể rút cả rễ lên, chứ không phải cắt gốc như khi dùng đất. 
Nếu ăn ngay thì chỉ cần ngâm nước cho sạch, rồi vớt ra sử dụng, còn nếu muốn bảo quản thì đừng rửa, cứ vậy cho vào túi rồi cất vào ngăn đá. Thời gian bảo quả tốt nhất không quả 5 ngày.

Những lưu ý trong cách trồng rau mầm tại nhà

 Hạt giống chuẩn, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng
 Rau mầm phải để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, mưa tạt gió lùa.
 Trong 2 ngày đầu cần che bìa cat tông lên trên (phủ tối hoàn toàn)
 Tưới nước phun sương nếu không rau mầm chết dập hết.
 Một ngày trước khi thu hoạch nên ngừng tưới nước, để rau mầm cô đọng dưỡng chất, ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Tuyệt đối không trồng các loại rau mầm sau

Một số loại rau củ có khả năng sinh độc khi ra mầm nên các anh chị cần lưu ý, dù tham khảo cách trồng rau mầm ở đâu cũng phải tránh hết. Ăn mầm của những loại này rất có hại cho sức khỏe:

 Cây sắn
 Đậu kiếm
 Đậu mèo
 Đậu trứng chim
 Đậu ván già
 Dưa dây
 Khoai lang
 Khoai tây
 Măng

trồng rau mầm tuyệt đối không dùng khoai tây
Khoai tây lên mầm có độc tính cực cao