Vụ nước mắm nhiễm thạch tín: Ai mới là kẻ đáng bị tẩy chay?

15/11/2019
vu-nuoc-mam-nhiem-thach-tin-ai-moi-la-ke-dang-bi-tay-chay
Không phải tự nhiên mà cùng một thời điểm đồng loạt có những thông tin sai lệch về nước mắm truyền thống xuất hiện trên truyền thông gần đây. Tinh ý một chút thì chúng ta sẽ nhận ra đây là một chiến dịch truyền thông có chủ đích để PR cho một tập đoàn nọ rất bài bản, dĩ nhiên phải có một agency nào đó đạo diễn nên vở kịch này, trước mắt thì đây là những chiêu trò mà họ đã làm.
 

Tẩy chay Masan sau vụ này?

1. Loạt thông tin nhử mồi
link1: http://thanhnien.vn/kinh-doanh/nuoc...
link2:http://news.zing.vn/thu-tuong-yeu-c... ...... ( mời các bạn google thêm ) - Thật ghê gớm khi trong link2 người ta đã "mượn oai" của thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hoá chất đang chi phối thị trường và đồng thời nhắc lại thông tin "chim mồi" trong link1 về việc "phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất trong thành phần với hàng trăm nhãn hàng khác nhau, đang chi phối thị trường. Cụ thể, chai nước mắm thương hiệu Nam Ngư bày bán trên các chợ truyền thống, siêu thị Coop.Mart,TP.HCM, được nhiều người dân tin dùng có đến 17 hoá chất ngoài nước, muối, đường và tinh cốt cá cơm. Các chất này gồm chất điều vị, bảo quản, hương cá hồi tổng hợp, chất tạo ngọt tổng hợp, chất điều chỉnh độ axít, chất làm dày...Thành phẩn chính của các các loại mắm Nam Ngư và Chin Su là “tinh cốt cá” và “hương cá” nhưng lại không ghi rõ là bao nhiêu" - Người ta đang “đánh” Nam Ngư và Chin Su, lầm rồi !
-Hãy đọc cho kỹ những đoạn "sáng tác" này của link1: Ở miền Trung, cái nôi của sản phẩm nước mắm truyền thống trước đây, nay nước mắm công nghiệp cũng đang thay thế hoàn toàn. Tại chợ quê Cầu Hai (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), hỏi mua nước mắm, người bán lấy ra ngay chai nước chấm “Đệ Nhị” là “nước mắm để nấu”. Chị Bích đang mua nước mắm tại chợ Cầu Hai cho biết mấy năm trước chị hay dùng nước mắm truyền thống Mười Thu của Quy Nhơn, Bình Định nhưng mấy năm nay, ở chợ hầu như chỉ bán hàng Nam Ngư, Đệ Nhị, cao cấp hơn chút có Chin Su hương cá hồi, nên ai ai cũng chuyển hướng mua loại này. “Riết quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”, chị Bích cho biết. Tại chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng), cô giáo Thúy Lan cũng cho biết gia đình cô dùng nước mắm Mỹ Tuyết, Nam Ô của Đà Nẵng, nhưng mùi hơi nặng và hơi khó nêm nếm nên “hai năm nay tôi chuyển mua Nam Ngư dùng. Loại đó mua đâu cũng có, rất dễ mua”. Tại siêu thị Coop.Mart Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM), qua quan sát của PV, rất nhiều người đi mua nước mắm trong siêu thị với tay lấy chai nước mắm Nam Ngư mà không cần xem chi tiết. Khi được hỏi sao không đọc thành phần ngoài nhãn hàng, chị Hồng, đang bỏ hai chai nước mắm hiệu Nam Ngư và Hạnh Phúc vào xe đẩy, giải thích đơn giản: “Mấy loại này quen dùng lâu rồi, đọc làm chi nữa. Hàng này coi quảng cáo thấy nó trên ti vi cũng nhiều, ai cũng biết mà, đọc chữ nhỏ xíu không đọc được mà cũng chả hiểu gì đâu”. Theo chị Hồng, chai nhỏ 250 ml (49.000 đồng) nước mắm Hạnh Phúc dùng để ăn sống, còn Nam Ngư loại 1 lít (21.500 đồng) để nấu vì giá rẻ lợi hơn. Bạn có nhận ra trong các đoạn viết trên, người ta đã lồng ghép vào đó 3 angles dùng PR cho Nam Ngư và Chin Su không ? đó là:
1. tính phổ quát: quen mùi, ưa vị, phù hợp, là nước mắm để nêm và nấu món ăn
2. tính nhận diện: ai cũng biết, ai cũng nhận ra
3. kênh phân phối: mua đâu cũng có, rất dễ mua từ chợ quê, chợ đầu mối, nông thôn cho đến siêu thị -Ngoài ra còn có chiêu thức so sánh trực tiếp nước mắm Hạnh Phúc chai nhỏ 250ml giá 49 ngàn, Nam Ngư 1 lít ( THÌ CHỈ CÓ ) 21.500 mà hoàn toàn không đề cập đến độ đạm của hai nhãn này khi so sánh giá!


Bonus Clip toàn cảnh vụ nước mắm nhiễm Asen
2. Thông tin gây nhiễu loạn
link 1: http://tiepthithegioi.vn/mua-sam/ha...
link2: http://thanhnien.vn/kinh-doanh/masa... ....... ( mời các bạn tự google thêm )
-Trong phase này nhà sản xuất và nhãn hàng cần PR đã lộ diện: Masan + Chin Su + Nam Ngư -Nội dung trong link 1 mở đầu bằng việc tiếp tục mượn oai hùm là chỉ đạo của thủ tướng yêu thanh tra nước mắm công nghiệp trên thị trường. Tiếp đó là Masan, chủ sở hữu của hai nhãn hàng "nước mắm công nghiệp" kia tự tin gửi công văn đến các cơ quan quản lý kiến nghị thanh tra toàn diện chất lượng nước mắm giới hạn ô nhiễm kim loại nặng và đặc biệt là arsen (thạch tín) Nội dung trong link 2 gần tương tự link 1 cộng thêm thông tin PR khéo léo về công suất và chất lượng dây chuyền sản xuất của Masan (Masan đang sở hữu nhà thùng ủ chượp nước mắm cốt tại Phú Quốc với quy mô gần 500 thùng chượp có tổng sức chứa trên 10.000 tấn cá, cung cấp khoảng 15% tổng nhu cầu nước mắm cốt nguyên liệu cho sản phẩm nước mắm Chin-Su và Nam Ngư. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác thu mua nước mắm cốt từ các nhà sản xuất nước mắm cốt uy tín, ước tính khoảng 60% tổng sản lượng nước mắm của các vùng sản xuất nước mắm chính như Phú Quốc, Kiên Giang, Nha Trang, Phan Thiết... Thông cáo khẳng định, các sản phẩm nước mắm của Masan được chế biến và đóng chai theo quy trình công nghệ khép kín trên các thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, với phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 17025 và hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt...) Song song đó trong hai ngay liên tiếp, Thanh Niên có loạt bài " "Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín" và "Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt" Và liên tiếp là hàng loạt tin tức lan truyền trên truyền thông với các tít có thể kể ra như:
- Rò rỉ “danh sách” nước mắm có thạch tín vượt ngưỡng (vneconomy)
- Nhiều mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng (Vnexpress)
- Cần công bố danh sách mẫu nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng (soha)
-Bất ngờ "lộ" danh sách hàng trăm sản phẩm nước mắm có thạch tín vượt ngưỡng ( giaoduc.net)
.......mời các bạn google thêm

 
Cao trào là danh sách kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (arsen) với các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành với kết luận nhãn hàng nào có (arsen tổng < 1mg/lit) có hàm lượng arsen trong ngưỡng cho phép. Cần biết rằng arsen vô cơ thì gây hại cho cơ thể con người còn arsen hữu cơ vốn có sẵn trong hải sản thì vô hại, do đó người ta phải kiểm tra lượng arsen vô cơ trong nước mắm chứ không phải lượng arsen tổng bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Đây là một sự lập lờ cố ý!
 
 
3. Thông tin dẫn dụ
- Đến đây hẳn các các bạn sẽ suy ra, phase này "người ta" sẽ "xì" ra thông tin nhãn hàng nào là "an toàn" và " nên mua", các bạn suy luận đúng rồi đó :) link1:http://www.baomoi.com/danh-sach-nuo... (đọc sẽ thấy Chin Su và Nam Ngư xuất hiện trong danh sách an toàn) link2:http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Bat-n... (đọc sẽ thấy Chin Su và Nam Ngư xuất hiện trong danh sách an toàn ) link3:http://kienthuc.net.vn/tieu-dung/da... (đọc sẽ thấy Chin Su và Nam Ngư xuất hiện trong danh sách an toàn)
...... google mỏi tay Chiến dịch PR này sẽ tiếp tục ra sao khi mà đang có nhiều ý kiến phản bác kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (arsen) với các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành là thiếu minh bạch thì tôi không biết tuy nhiên tôi sẽ viết tiếp về Outcome của chiến dịch PR này người ta muốn đạtđược những điều gì trong phần 2 sắp tới!
 
( to be continued ) (P/s: các bạn đọc tuần tự theo thứ tự những đoạn được bold ( bôi đậm ) thì sẽ nhận ra một flow rất thú vị và bất thường đấy, đó là những key messages gì mà người ta đang đưa ra để PR - cổ nhân có câu ý tại ngôn ngoại là thế đấy)
 
Nguồn: Fabooker Đức Minh Nguyễn