Bí mật về "Cá Hồi Tươi" chỉ nhà cung cấp biết

15/11/2019
bi-mat-ve-ca-hoi-tuoi-chi-nha-cung-cap-biet

Bí mật về "Cá Hồi Tươi" chỉ nhà cung cấp biết

Bỏ qua câu chuyện về Cá hồi Sapa hay Cá hồi đông lạnh (Frozen) - Ở đây tôi chỉ nói sơ lược một chút về Cá hồi tươi (fresh) để các anh chị cùng tham khảo . Đây là một chút ít kinh nghiệm mà tôi rút ra được sau những năm kinh doanh nhập khẩu, phân phối và giờ là bán lẻ Cá Hồi Nauy.

Tại sao lại gọi là cá hồi tươi, cá hồi kém tươi 

Như anh chị có thể thấy trong bức hình dưới đây ở đầu mỗi thùng cá thông tin xuất sứ, quy cách đóng gói cũng như tiêu chuẩn chất lượng mỗi loại cá đều được liệt kê rất rõ 

cách phân biệt cá hồi tươi và kém tươi

Theo quy định chung của nhà sản xuất, sau khi cá đánh bắt được tại các vùng nuôi trồng, vận chuyển về cơ sở hoặc nhà máy sản xuất tại Nauy (Asaker, Leroy) tiến hành sơ chế, thì thời gian sử dụng tiêu chuẩn (use by) là 15 ngày - Việc này có nghĩa trong phạm vi thời gian này, cá hồi được bảo quản trong môi trường nhiệt độ lý tưởng theo yêu cầu của nhà sản xuất được coi là tươi.
Nhưng thực tế, sau khi sơ chế, đóng gói - Thời gian từ kho của nhà xuất khẩu, đến hãng tàu bay rồi về đến kho của nhà nhập khẩu tại Việt Nam thời gian có thể mất đến 2-3 ngày (Thời gian kiểm hóa, làm thủ tục, làm kiểm dịch nội địa, kiểm dịch khu vực....)
Và cá hồi tươi (sashimi grade) theo tôi nghĩ là cá hồi được bảo quản, vận chuyển như thế nhưng dùng tốt nhất là tuần 1, nghĩa là 7 ngày đầu tiên.

Cách phân biệt cá hồi tươi và kém tươi
Cá hồi tươi như này thì ăn sushi, sasimi thoải mái

Mỗi một Container Air chứa được tầm 54 thùng cá, mỗi thùng tối đa 3 con, mỗi con trung bình 7Kg và một nhà nhập khẩu trung bình một lần về hàng tầm 2-3 cont cá...điều này phù hợp với thị trường, quy mô khách hàng của mỗi nhà nhập khẩu....
Và Đương nhiên vẫn có hiện tượng tồn kho, bán chậm vì một lý do nào đó nên hiện tượng "cá kém tươi" hoàn toàn có thể xảy ra. Đó chính là điều em muốn nói ở đây, nếu không phải là nhà nhập khẩu, bếp chuyên nghiệp hay là người tiêu dùng chịu tìm tòi, thông thái thì tình huống gặp cá "kém tươi" hoàn toàn có thể xảy ra  - Cá "kém tươi" không có nghĩa là không ăn được, nguy hai đến sức khỏe, mà đơn giản là giá trị của miếng cá đã giảm đi nhiều so với kỳ vọng, lúc đó việc chế biến món ăn như thế nào lại là kinh nghiệm của các bà nội trợ hay đầu bếp, vì theo quy định của nhà sản xuất, mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát  - Cá hồi tuần 2 lúc này sẽ chuyển sang nấu chín, nướng, Steak, rán, lẩu...bằm viên các Anh chị nhỉ ! Xem thêm: cách chế biến cá hồi của nhà hàng 5 sao.

Lúc đó các nhà nhập khẩu, bán lẻ giảm giá - Chính vì vậy mới có sự chênh lệch về giá cá, chủng loại mặt hàng

Đặc biệt chú ý: Những sai lầm "chết người" khi mua và sử dụng cá hồi
 

Cách nhận biết cá hồi kém tươi

1. Bằng thị giác;
- Khi nhìn mang cá có màu thâm, đen và mùi hơi hôi (cá ươn) 
- Khi fillet cá, nếu cá kém tươi sẽ có hiện tượng nhạt màu, không được đỏ tự nhiên (màu cá còn liên quan một chút đến độ tuổi, giống cá nữa - em sẽ Review sau)
- Các liên kết giữa các thớ cá bị đứt, vỡ gây hiện tượng bở cá !
2. Bằng xúc giác:
- Khi sờ bằng đầu ngón tay, đầu đũa sẽ có cảm giác cá kém dai, ít có độ đàn hồi, chắc cá
- Khi sờ tay lên bề mặt fillet cá sẽ có cảm giác ướt, có nước ẩm, khi rút xương cá sẽ "dóc" bở, "tụt" xương
3. Bằng vị giác:
- Cá kém tươi ăn sẽ nhạt, bở và mùi không ngậy béo
- Khi đưa gần mũi cá sẽ có mùi tanh nồng, nhạt vì và không thơm
- Cá kém tươi khi nhai sẽ bị nhão, không tạo ra độ sừn sựt, độ rắn nhất định, và nhất là khi ăn kèm mù tạt sẽ mất hẳn vị đặc trưng của cá hồi !
Đây là mấy nội dung chem gió, em đang viết thì bị out nick nên mất hết nội dung, sẽ hoàn thiện thêm, các Anh chị đóng góp cùng nhé !