Qua chuyện 60.000 tấn hành tím Sóc Trăng hiện nay cũng như chuyện dưa hấu, vải thiều, thanh long... ngoài việc chung tay giúp đỡ bà con trong tình hình "nước sôi gà luộc" chúng ta cũng cần chủ động (không thụ động chờ đợi các đề án, chiến lược, nghị quyết...) "action" để phát triển nền nông nghiệp sạch Việt Nam một cách bền vững. Tôi xin đưa ra vài chuyện như sau:
Chuyện thứ nhất: chuyện ở Philippines
Davao là thành phố lớn nhất ở miền Nam Philippines tính về diện tích đất. Từ thủ đô Manila, bay gần 2h mới đến được. Đây là địa phương trồng chuối và dứa nổi tiếng, góp phần đưa Philippines trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về 2 loại nông sản này. Nếu bạn sang Nhật hay Hàn Quốc, Trung Quốc, thậm chí ở siêu thị ở Việt Nam vẫn thấy bày bán. Chuối thì dài, to trông rất đẹp mắt, còn dứa (thơm) thì đều quả nhìn cứ như là từ một dây chuyền sản xuất công nghiệp chứ không phải là nông sản.
Càng đi thị sát Davao, dân cư càng thưa thớt, cứ khoảng vài ba chục km có 1 thị trấn nhỏ. Xe chạy ngang những quả núi trồng toàn chuối hay dứa từ dưới chân đến ngọn, mình ngạc nhiên mãi, nói sao trồng được hay thế. Đất đai cũng chẳng tốt, thấy toàn đất xám pha sỏi cát. Hỏi mới biết là có những công ty chuyên dịch vụ, với những chiếc máy xúc của Mỹ to đùng, đào rất sâu thành các hố để trồng. Rễ đâm sâu xuống tới 2 mét nên khỏi tưới nước, nên trời khô hạn vậy mà cây vẫn tốt tươi. Phân thuốc thì được phun xịt bằng máy cao áp bán kính tới vài trăm mét. Công ty dịch vụ còn nhập cả máy bay để phun xịt từ trên cao như các nông trang bên Mỹ vậy. Công nhân hàng ngày sẽ đi vệ sinh cây chuối hay dứa, bẻ bỏ hết chỉ chừa lại 1 cây con để sau này thay thế cây mẹ, giúp dồn sức cho việc ra quả, dẫn đến quả to, đều. Lịch làm đất, bón phân, tưới nước, …..thống nhất nên nông sản có kích cỡ đều nhau, không có chuyện phân loại đến mấy phẩm cấp như ở ta. Dứa có 2 loại, dùng để ăn tươi thì khoảng 1kg/ quả, còn dùng ép nước hay đóng hộp thì 2 kg/quả. Chuối cũng vậy, một buồng chuối (tiếng Anh gọi là a bunch of bananas) có 8-10 nải chuối (hands of bananas, chắc nải chuối giống bàn tay nên từ nải dịch qua tiếng Anh là hand, các bạn nắm các từ này để dịch những cụm từ như u nang buồng chuối hay chuối cả nải nhé…), một nải có khoảng 20 quả, có 4 loại chính là xanh, vàng nghệ, đỏ bầm và vàng chanh. Nhưng ko có loại nào ăn ngon như chuối VN. Những công ty đa quốc gia lớn của Nhật hay Hàn, Mỹ, châu Âu…đều đến đây thuê đất để làm, rồi tự bao tiêu sản phẩm. Nghe bạn kể, hồi đó thương nhân Phi đang bán cho khắp thế giới, cái bị thương nhân Trung Quốc chơi vố đau. Đầu tiên là thương nhân TQ qua đặt quan hệ, mua giá cao ngất. Thế là tụi Nhật, Hàn…không mua được nữa, dần dần họ chán, tự thuê đất trồng, còn nông sản do nông dân Phi trồng quy mô nhỏ lẻ đều xuất quaTrung Quốc cả. Vụ lùm xùm biển Đông, Trung Quốc ngưng nhập chuối của Philippines làm bọn họ điêu đứng hết mấy tháng, nhưng sau đó, họ đồng lòng đi mở thị trường khác, tránh phụ thuộc vào 1 thị trường. Sau đó Trung Quốc phải mở cửa trở lại, nhưng thương nhân Philippines giờ khôn, nói đưa tiền trước mới giao, chỉ chấp nhận thanh toán T.T advance( trả trước),
họ liên kết với nhau, kiên quyết nói không với các hình thức thanh toán khác, không thì họ không bán. Chính vì vậy, hàng hoá đến cảng Thượng Hải, chính sách nhập chuối của Trung Quốc có thay đổi thế nào đi nữa thì thương nhân Trung Quốc mới là người thiệt hại.
Chuyện thứ 2: Chuyện cô giáo miền Lục Ngạn
Vải là tên dân dã của quả lệ chi, một trái cây đặc biệt. Ở Việt Nam, chỉ có khu vực đồng bằng sông Hồng là trồng có năng suất cao, các vùng khác trồng được nhưng quả rất bé hoặc không ra hoa. Huyện Thanh Hà/Chí Linh tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang là 3 vùng trồng quả này nhiều nhất và lệ chi ở đây có mùi vị hết sức độc đáo.
Khi nước ta còn Bắc thuộc, thời nhà Đường, người đẹp Dương Quý Phi rất thích ăn quả này. Cứ mỗi năm, khi quả lệ chi vừa ra quả nhỏ, hàng trăm phu đã phải bứng gốc với bầu đất rất to và khiêng đi, mất cả tháng mới đến được kinh đô Tây An (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc). Trên đường đi, mọi người đã phải che chắn nếu không nó sẽ rụng, và tưới nước để nó vẫn lớn. Đến nơi thì quả lệ chi đã chín đỏ, mọng nước và người đẹp họ Dương có thể thưởng lãm với Đường Minh Hoàng, lâu lâu nàng lén lút cho An Lộc Sơn 1 quả, An Lộc Sơn mừng quá nói hạo a, hạo a…
Lệ chi từ đó biến thành tên quốc tế, tiếng Hoa tiếng Anh tiếng Nhật gì cũng phát âm na ná lệ chi. Giống như quả Tu-Rên của Campuchia, nguồn gốc từ đây nên tiếng Anh cũng Durian, tiếng Việt là Sầu Riêng còn tiếng Hoa là Lưu Luyến Quả. Cây lệ chi hàng năm chỉ ra hoa 1 lần, và đồng loạt chín trong khoảng 2-3 tuần, nên việc bảo quản rất khó. Ngoài việc sấy khô thủ công, việc đầu tư nhà máy chế biến vải khó khả thi, vì không thể hoạt động chỉ trong 1 thời gian ngắn còn quanh năm đóng cửa. Nên quả lệ chi, dù thân phận hoàng tộc cao quý, phải chịu cảnh đổ đống hoặc nông dân để mặc gió lay rụng đầy gốc vườn. Năm nào, cứ được mùa vải, thì nông dân lại nước mắt như mưa. Vì đầu ra hầu như phụ thuộc vào bên kia biên giới, các hậu duệ của Dương Quý Phi lúc ăn ào ào, trái xanh cũng mua, có lúc nói nổi mụn hẻm ăn nữa, xe chở quả lệ chi nối đuôi dài ở cửa khẩu Tân Thanh…
Lúc đó, ở huyện Lục Ngạn nọ, bỗng xuất hiện một cô giáo (nghe giống chuyện cổ tích). Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, cô về quê và dạy hóa sinh ở một trường cấp 2. Hàng ngày đi dạy, cứ đến mùa, nhìn thấy những quả vải đổ đống bên đường, trong khi học trò của mình, tức con em các nông dân trồng vải lại nghèo xơ xác, cô quyết định phải làm 1 cái gì đó. Cô tìm tòi lại kiến thức đã học ở giảng đường, ép nước vải ra, hòa với mật ong, lên men để làm rượu, làm giấm. Sản phẩm đầu tay, cô đưa cho bạn bè đồng nghiệp dùng thử, ai cũng khen ngon. Thế rồi cô quyết định đầu tư lớn, mua nhiều thùng chứa về, vải đổ đống của bà con được cô mua lại, ép ra, và ủ sẵn. Bà con vui mừng vì giờ đây đã có thêm 1 kênh tiêu thụ khác. Những bông hoa lệ chi bạt ngàn cũng là điều kiện để ngành ong mật địa phương phát triển mạnh, lúc những quả lệ chi bắt đầu mọng đỏ thì những tổ ong cũng đầy mật ngọt. Cô kết hợp 2 món quà trời cho ấy, cộng với chút kiến thức của một cô giáo dạy hóa sinh, sự kiên trì và với tình yêu nông sản Việt một cách mãnh liệt, từ đó một loại giấm vải mang tên cô ra đời.
Lần đầu tiên khi biết đến sản phẩm này, CleverFood ngỡ ngàng vì chưa nghe đến giấm vải bao giờ, hồi giờ toàn ăn giấm gạo, sau này có tiền thì ăn giấm táo, dấm dứa nhập khẩu. Sau khi dùng thử giấm của cô giáo, thì với CleverFood, không có loại giấm nào ngon hơn thế nữa. Muối tiêu hay muối rau răm, sau khi hòa chút giấm vải vào, thành món chấm cực ngon. Còn xà lách rau sống trộn dầu giấm, thì là món khoái khẩu hàng ngày của CleverFood. Giấm của cô giáo có vị chua thanh của vải, vị ngọt hậu của mật ong, và cả tình yêu thiêng liêng với mọi sản vật trời đất ban cho nước Việt.
Khi các bạn đang ngồi đọc những dòng chữ này, thì ở miền Lục Ngạn, có một cô giáo đang say sưa cắt nghĩa cho tụi nhỏ những phương trình phản ứng hóa học giản đơn, rồi tất tả về nhà mở từng thùng trông coi “con giấm”. CleverFood chợt nghĩ, nếu ở mỗi xã mỗi huyện của đất Việt mình, đều có ít nhất một người như cô giáo, thì nông sản của bà con sẽ không còn phải phập phồng nỗi lo được mùa mất giá nữa.
Hiện CleverFood đang nỗ lực đồng hành cùng chương trình "Hành tím nghĩa tình", mong các anh chị ủng hộ trong tình huống "nước sôi gà luộc": này, và cũng không quên ủng hộ những sản phẩm của nền nông nghiệp sạch Việt Nam như giấm vải Kim Ngân nhé !
Có thể bạn quan tâm:
Phát triển Nông nghiệp sạch bền vững qua chuyện hành tím Sóc Trăng
Những thực phẩm sạch giúp bà bầu sinh nở dễ dàng
Thực Phẩm Đóng Hộp-Đồ Khô
Facebook Thực Phẩm Sạch, Thực Phẩm An Toàn
Liên hệ mua hàng: Gọi số Hotline Thực phẩm sạch CleverFood : 096.858.9886
Hoặc liên hệ trực tiếp cửa hàng:
CS 1: 10/106 Hoàng Quốc Việt. ĐT: 04.6671 2666
CS2: 36 Lê Hữu Phước, Mỹ Đình 1. ĐT: 04.6686.5861
Giao hàng tận nhà, chuyên nghiệp, nhiệt tình!!!