-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các nước châu Á ăn gì vào ngày trung thu
15/11/2019
Tết Trung Thu đã đến rất gần rồi anh chị thấy không, ngoài đường phố trẻ con đang nháo nhác, trên vỉa hè bao hàng hóa phục vụ đã sẵn sàng. Nhưng không chỉ ở Việt Nam mình có Trung thu đâu nhé, rất nhiều nước châu Á khác cũng có ngày lễ này, đặc biệt với một số nước nó là ngày Lễ quan trọng bậc nhất trong năm. Ở mỗi một đất nước thì đều có những món ăn riêng, thể hiện cho ý nguyện và mong ước của người dân nơi đây. Hôm nay hay cùng hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood tìm hiểu
Xem thêm: Mâm cúng rằm tháng giêng đầy đủ nhất
Bánh nướng, bánh dẻo của Việt Nam
Về mặt lịch sử thì Tết Trung Thu ở Việt Nam được du nhập từ bên Trung Quốc nên những chiếc bánh truyền thống thường quen thuộc với hương vị thập cẩm. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm phức đầy đặn hạt sen, lạp sườn, thịt mỡ... gợi người ta nhớ đến sự đoàn tụ, sự viên mãn, no ấm của các gia đình. Vào ngày này người Việt thường quây quần bên nhau, thắp nén nhang cúng trời đất, tổ tiên rồi cùng Phá Cỗ Trông Trăng rất đầm ấm và hành phúc. Bánh Trung Thu ở Việt Nam hầu hết chỉ được sử dụng cho dịp này, ít nhà sản xuất nào làm bánh cả năm, cũng chính bởi vậy dù giàu sang hay nghèo khó, ai ai cũng sắm cho gia đình mình đôi ba cặp bánh vào dịp này, trẻ con gần đến ngày cũng thích thú lắm, đòi ăn cho bằng được. Đó cũng là nét đẹp cổ truyền đáng gìn giữ đến ngàn đời sau.
Ngày nay mặc dù trên thị trường đã xuất hiện bao nhiêu loại bánh mới với đủ các hương vị khác biệt, tuy nhiên hương vị của những chiếc bánh truyền thống mới chính là thứ gìn giữ nét cho muôn đời sau.
Bánh trăng khuyết Songpyeon (Hàn Quốc)
Người Hàn cũng có Tết Trung Thu nha các bạn, họ có một loại bánh đặc biệt dành riêng cho dịp này đó là Songpyeon - tên tiếng Việt là bánh gạo bán nguyệt. Ở Hàn Quốc người ta xem trăng khuyết là lý tưởng chứ không khoái trăng tròn như người Việt, người Trung. Bởi lẽ "trăng khuyết rồi sẽ tròn" ý muốn sự sinh sôi, nảy nở, phát triển đến viên mãn. Chính vì vậy nên những chiếc bánh Songpyeon được làm với hình lưỡi liềm. Vào đêm Trung Thu mọi người trong gia đình sẽ tụ họp với nhau để làm bánh và cùng thưởng thức, vừa ngắm trăng. Tương truyền rằng thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon càng ngon, càng đẹp sẽ càng sớm gặp được ý trung nhân như mộng
Tsukimi Dango, chiếc bánh trung thu dễ thương của Nhật Bản
Trước tiên chúng ta cần biết Dango là tên gọi chung của nhiều loại bánh bao làm tự bột gạo, đây là loại bánh được dùng quanh năm và có rất nhiều biến thể của nó, cực kì ngon khi thưởng thức với trà. Vào ngày rằm tháng 8 thì người Nhật sẽ làm bánh Tsukimi Dango được bày biện đẹp mắt và cầu kì với 1 bình hoa Susuki. Mâm cỗ sẽ được đem ra hiên nhà hoặc bất kì chỗ nào đó đón được ánh trăng rằm, mọi người vừa thưởng trà, vừa ăn bánh rồi ngắm trăng. Tương truyền nếu trong đêm rằm nhà nào có trẻ con vào bốc trộm bánh sẽ là một điều rất may mắn
Bánh trung thu Đoàn viên (Trung Quốc)
Trong phong tục của Trung Hoa xưa người ta gọi rằm tháng 8 là Tết Đoàn Viên, đây là một dịp lễ vô cùng trọng đại và ý nghĩa của họ (có lẽ chỉ sau Tết Nguyên Đán). Chính bởi vậy dù ai có đi làm ăn xa cũng đều cố gắng trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình, với họ tộc và cùng nhau ngồi ăn những bữa cơm gia đình ấm cúng. Xưa kia bánh trung thu thường được làm hình tròn vì nó mang ý nghĩa của sự "đoàn tụ" nhưng ngày nay đã có nhiều biến thể phong phú hơn cả về hình dạng cũng như nguyên liệu để phục vụ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Bánh trung thu Hopia của Philippines
Bánh trung thu của người Philippines là những chiếc bánh nướng đơn giản, tuy không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân phong phú. Phần nhân có thể là đậu xanh, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang Nhật… Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn. Người ta có thể tự làm bánh thủ công tại nhà nếu có lò nướng. Khi bẻ đôi bánh, lớp bột bánh mỏng, để lộ phần nhân khá hấp dẫn.
Hi vọng với những chia sẻ của CleverFood anh chị sẽ có được những kinh nghiệm lý thú trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn: Sưu tầm internet