Câu chuyện cổ tích về những trái Lê Hàn Quốc - Hồi 1

15/11/2019
cau-chuyen-co-tich-ve-nhung-trai-le-han-quoc-hoi-1
Trong vài năm qua, Lê Hàn Quốc giòn ngọt đậm đà, tươi mát đã dần trở nên quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Ít ai biết rằng đằng sau những quả Lê to, mọng, đẹp đẽ đó là những câu chuyện cổ tích giữa đời đời thường. Hôm nay CleverFood xin mạn phép được kể lại câu chuyện này để các bạn hiểu hơn về Văn Hóa, Đất Nước và Con Người xứ Kim Chi, rồi sau đó mới thấm thía cái triết lý mà những người trồng Lê tâm huyết đang theo đuổi

HỒI 1 - SỰ RA ĐỜI CỦA NHỮNG TRÁI LÊ HÀN QUỐC

Hàn Quốc được biết đến là đất nước có khí hậu ôn hòa, nơi đây bốn mùa rõ rệt, địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng, rất thích hợp để trồng cây ăn quả. Không có gì lạ khi Hàn Quốc thuộc top những quốc gia xuất khẩu trái cây lớn nhất thế giới. Tất nhiên để đạt được thành công như hiện nay là không hề đơn giản, đó là thành quả của sự nỗ lực lâu dài, của kỹ thuật hiện đại và của cái tâm của con người nơi đây. Vào những năm 2005 khi thị trường bùng nổ giao thương, các loại hoa quả Hàn Quốc cháy khét lẹt, hàng sản xuất ra không đủ bán. Trước sức ép cực lớn của các công ty thu mua nông sản tưởng chừng Hàn Quốc sẽ đi theo vết xe đổ của Tàu Khựa là buông lỏng sản xuất, kiểm dịch để nâng cao sản lượng, kiếm lời từ thị trường. Nhưng KHÔNG, họ vẫn giữ vững quan điểm sống còn: Nói Không Với Hàng Kém Chất Lượng - Hàng Lỗi Là Để Hủy Không Phải Để Bán. Từ đó đến nay hoa quả Hàn Quốc chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng. Trong câu chuyện này tôi sẽ nói sâu về Lê Hàn Quốc vì theo cá nhân tôi thì đây là sản phẩm hội tụ đầy đủ những Tinh Hoa của xứ Hàn, hiện nay đây là sản phẩm chủ đạo đánh vào những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Eu, Trung Đông, Canada... với những Đặc điểm NỔI TRỘI: độ đường cao, vỏ mỏng, màu đẹp và rất nhiều nước.
 
Trang trại trồng Lê Hàn Quốc
 
Đến với nông trại Lê tại Daejon để thấy được quy trình trồng Lê rất chuyên nghiệp và đòi hỏi kỹ thuật trồng cẩn thận và tỉ mỉ.
+ Sau khi ra nụ quả nông gia sẽ tỉa bớt những nụ quả xấu do côn trùng làm hại hoặc những nụ quả có khả năng dị dạng và chọn những nụ quả có hình dáng to, đẹp, núm quả dài dày để đảm bảo trái lê khi thu hoạch sẽ đạt được chất lượng cao và hình thức bắt mắt.
+ Từ khi nụ quả phát triển thành quả và cho đến khi thu hoạch, quả sẽ được bọc trong bao giấy. Nghề nông tại Hàn Quốc coi trọng việc phòng sâu bệnh hơn chữa sâu bệnh cho nên việc sử dụng bao giấy bọc lại nụ quả không chỉ phòng tránh được sâu bệnh, xâm hại của côn trùng mà còn giúp cho màu quả đẹp hơn, chất lượng quả tốt hơn cũng như tránh được tác hại khi sử dụng thuốc diệt côn trùng.
+ Ngoài ra để ngăn ngừa sâu bệnh, vào vụ mùa, vườn lê sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh, côn trùng gây hại như trong các cành tỉa, quả hỏng do sâu bệnh, lá rụng từ mùa quả năm ngoái. Họ sẽ gom lại, chôn sâu dưới một khoảng đất khác hoặc đốt cháy. Ngăn chặn sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra bao giấy để phát hiện sớm nếu phát sinh sâu bệnh, đặt biệt là tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn khi sử dụng thuốc diệt côn trùng.
+ Tại nông trại , người nông dân sẽ san đất, tỉa cành và uốn cành tạo thế cây để cây lê có thể nhận đầy đủ ánh sáng và thoáng gió làm tăng chất lượng quả, tăng hiệu quả năng suất cũng như chi phí nhân công.
+ Kỹ thuật bảo quản lê sau khi thu hoạch: Lê được thu hoạch chủ yếu dựa vào màu sắc trên vỏ (vỏ có màu nâu vàng, không còn màu xanh ). Thu hoạch xong lê được xếp tại nơi râm mát và thoáng gió, khô ráo vì quả ngay sau khi thu hoạch có hàm lượng nước nhiều nên quả dễ bị tổn thương hoặc sâu bệnh. Sau đó lê sẽ được đưa vào kho lạnh để bảo quản, việc này giúp cho lê giữ được sự tươi ngon và để được lâu hơn trước khi được đóng gói và bán. Nhiệt độ bảo quản lê được giữ trong khoảng 8~10°C. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, sự thay dổi về nhiệt độ bảo quản lê sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hư hỏng từ lõi của trái lê. Để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng, lê sẽ chỉ được bảo quản lạnh từ khi thu hoạch cho đến khi được giao tới tay người tiêu dùng mà không được phép sử dụng bất cứ chất bảo quản có hại nào. Chính vì vậy, hư hỏng và thối lõi là điều khó tránh khỏi, người trồng lê cũng như kinh doanh lê phải chấp nhận rủi ro về tỷ lệ hư hỏng của trái trong quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng. Điều này cũng lý giải tại sao lê Hàn quốc có giá khá cao, không chỉ tại thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường Hàn Quốc, giá một kilogram Lê cũng tương đối cao.
Cũng như bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp nào khác, mỗi trái lê chắc chắn có sự chênh lệch về độ ngọt, độ chín hoặc độ giòn. Không thể như các sản phẩm công nghiệp để 100 sản phẩm giống nhau đến 99. Người nông dân chỉ cố gắng một cách tối đa để mỗi cây lê đều nhận đủ lượng nước, dưỡng chất, ánh nắng và sự chăm sóc tốt nhất, tuy nhiên sẽ không thể đảm bảo các trái đều chín cùng lúc, cùng có lượng đường hoặc lượng nước như nhau. Và người kinh doanh lê có tâm sẽ không bao giờ dám cam kết trăm trái như một.
Theo KATI ( Hiệp hội vận chuyển nông thủy sản Hàn Quốc), trái cây xuất khẩu đạt chuẩn cần xuất trình đươc: Giấy chứng nhận kiểm dịch từ nơi xuất xứ ( 원산지로부터의 식물검역증명서), Giấy kiểm dịch để xuất khẩu từ quốc gia chuyển tiếp ( 중계국가로부터의 재수출을 위한 식물검역증명서), Giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm (식품안전서류)
Trong bối cảnh mà hàng hóa kém chất lượng đội lốt hoặc chà trộn thành hoa quả nhập khẩu đắt tiền, để có thể thưởng thức những trái lê Hàn quốc chính hiệu và đảm bảo an toàn, mọi người nên mua tại những địa chỉ đáng tin cậy và nguồn gốc được minh chứng đầy đủ.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian nghe hết câu chuyện của những trái Lê <3 <3 <3 và bây giờ hãy cùng xem 1 clip vui thú vị giới thiệu tóm tắt về quy trình trồng Lê Hàn Quốc nhé. Clip do hãng làm, chúng tôi chỉ Việt Sup lại thôi ạ !!!