Vụ nước mắm nhiễm thạch tín: Masan đang cố tái định nghĩa sản phẩm nước mắm

15/11/2019
vu-nuoc-mam-nhiem-thach-tin-masan-dang-co-tai-dinh-nghia-san-pham-nuoc-mam
Không cần dông dài, chỉ cần xâu chuỗi các sự kiện lại theo trình tự thời gian
 
1) Câu chuyện nước tương
-Tháng 7.2005 xuất hiện thông tin nước tương Chinsu của Masan (khi đó có tên là Vitecfood) tại Bỉ dính phốt 3-MCPD (loại độc tố sinh ra trong quá trình lên men đậu nành để sản xuất nước tương, có khả năng gây ung thư ở nồng độ cao) quá nồng độ cho phép (nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tu...)
- Suốt một thời gian khá dài sau đó là sự lo lắng của công đồng và tranh cãi giữa nhiều cơ quan chứ năng và các nhà sản xuất. Sở Y tế TP.HCM vào cuộc điều tra và rất nhiều nhãn hiệu nước tương được kết luận có chứa chất 3-MCPD vượt quá tiêu chuẩn. Tuy nhiên hệ lụy của vụ việc này còn kéo dài và buồn cười nhất là người ta đã kỷ luật lãnh đạo sở Y Tế Tp.HCM vì "ém" thông tin nước tương chứa 3-MCPD chậm công bố, tuy nhiên đến 2009 thì có đề nghị thu hồi quyết định kỷ luật này ( nguồn: http://euro.thethaovanhoa.vn/euro-2...)
- Câu chuyện về 3-MCPD còn đang lùm xùm thì vào tháng 5.2007 Masan tuyên bố trao thưởng 1 tỉ đồng cho người nào tìm thấy chất 3-MCPD trong loại nước tương Chinsu (nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-d...) đồng thời vào 9.2007 cho ra đời nước tương Tam Thái Tử với thông điệp “nước tương không có 3-MCPD” (nguồn:https://www.masanfood.com/masan-inf...) đã thống lĩnh thị trường nhờ vào tâm lý hoang mang sợ hãi về 3-MCPD từ người tiêu dùng.
- Đến năm 2008, tiếp tục chiến lược "marketing dựa trên sự sợ hãi” đã đem đến sự thành công cho Tam Thái Tử, Masan nhắm tới nước mắm lần thứ nhất, có ai còn nhớ câu chuyện slogan “Nam Ngư - Nước mắm không cặn” không ??? slogan đã làm cho người tiêu dùng hoài nghi về những gì trước đó họ chưa nghĩ đến....
 
2) Câu chuyện mì ăn liền
 
hình lấy từ: http://cafef.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/dai-chien-mi-an-lien-masan-co-cam-chiu-hit-khoi-acecook-2013062408334596711.chn
 
- Dễ dàng thấy rằng, thời điểm 2011 thị phần mì ăn liền của Masan đứng thứ 3 trong top 4 và đối thủ trực tiếp của họ là Acecook Việt Nam. Câu chuyện cũ "marketing dựa trên sự sợ hãi" lại được tiếp tục khởi xướng lần thứ 2 bằng thông tin cấp tập xuất hiện cùng chung nội dung chính là " hầu hết mì ăn liền ở VN chứa chất E102 có nguy cơ gây phá hủy ADN" (E102 thực ra là chất Tartrazine là một chất tạo màu thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới, gần như bất kỳ sản phẩm thức phẩm đóng gói nào cũng có, bạn có thể tự kiểm tra trên bao bì sản phẩm)
- Khác với lần trước 2005 chủ yếu dựa vào truyền thông báo chí, năm 2011 các diễn đàn forum đã nở rộ, mạng xã hội cũng phổ biến lần này có chiêu seeding thông tin lên forum, đơn cử 1 ví dụ (http://afamily.vn/doi-song/hau-het-...).
- Song song với việc seeding trên các trang web xã hội, thì thông tin bắt đầu lan tỏa trên các trang tin điện tử , thí dụ như: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-... ( Lưu ý đến hình chụp người mua hàng chọn mua nhãn hàng nào, cẩn thận hơn họ còn ghi rõ trong caption ảnh là mì của Masan:) )
- Đồng thời Masan tung ra thị trường sản phẩm Mì Tiến Vua được quảng cáo không chứa transfat ( loại chất béo có hại) và mì Tiến Vua Bò Cải Chua không chứa phẩm màu Tartrazine (E102) (nguồn:http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Dai-d...) - các bạn có thể tự google thêm
- Dễ dàng thấy rằng trong lần này Masan đang muốn hạ bệ Acecook Việt Nam (tham khảo : http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...)
- Nhưng lần này Masan không đạt được tất cả những gì họ mong đợi như đã thành công vào nằm 2007 , bởi vì "Mỳ Tiến Vua không chứa Transfat”, đoạn quảng cáo đã gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng vì chất béo Transfat được cảnh báo là có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi đi kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua, nhiều người mới ngã ngửa vì trong thành phần của mỳ cũng có Transfat. ( nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/38101/my-tien-vua-treo-dau-de-ban-thit-cho.html) xem thêm http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20110...
 
3) Câu chuyện nước mắm 2016
- Các bạn đọc hai bài trước:
để hiểu rằng lần này họ vẫn tái sử dụng bài cũ “marketing bằng sự sợ hãi” với các thông điệp được PR trên truyền thông như sau
- Nước mắm Masan Chinsu và Chin Su đạt chuẩn về nồng độ thạch tín (arsen)
- Nước mắm truyền thống có độ đạm cao hơn( sp của Masan ), độ đạm cao thì nồng độ arsen cao.
- Cũng trong câu chuyện nước mắm đang diễn ra, những ai tinh ý sẽ nhìn thấy lẩn khuất đâu đó Masan còn áp dụng chiêu thức "định nghĩa lại category" trong marketing, âm mưu định nghĩa lại thế nào là nước mắm! Nếu như người ta link với sự việc năm 2015 sau khi mua lại Vinacafe , sau đó Masan đã chạy chiến dịch Cà Phê Thật, định nghĩa lại cà phê hòa tan (instant coffee) là cà phê chỉ làm từ cà phê (vụ này Nestle dính chưởng nè, có ai nhớ không ) còn bây giờ có nhiều yếu tố để dẫn đến suy luận rằng họ đang muốn định nghĩa lại nước mắm là nước mắm không có arsenic Cũng cần nhắc lại, trong một diễn biến khác đồng thời là kết quả khảo sát của các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành được cho là thiếu minh bạch vì chỉ đề cập đến hàm tượng arsen tổng mà không tách bạch arsen hữu cơ (được cho là không gây hại có sẵn trong hải sản) và arsen vô cơ có hại. Cũng trong năm 2015 VINASTAS cũng là người nổ phát súng kiểm tra chất lượng cà phê và sau đó là chiến dịch cà phê thật bắt đầu chạy ;)
Does it ring any bell ?
Để coi có sản phẩm nào mới sẽ ra không nhé ;)
 
Nguồn: Đức Minh Nguyễn
 
Trích lời 1 chuyên gia Marketing:

(trích)Theo ông Đỗ Hoà, chiến lược này thì thường chỉ các doanh nghiệp lớn mới có thể làm được, vì đòi hỏi đầu tư lớn về mặt truyền thông nhằm thay đổi cảm nhận của người tiêu dùng về một sản phẩm hay dịch vụ (communicate to change a perception).

Cụ thể, vị chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực marketing, thương hiệu cho biết, doanh nghiệp này đang cố tái định nghĩa lại sản phẩm nước mắm trên thị trường Việt Nam, từ “Nước mắm ngon phải là nước mắm làm từ cá nguyên chất với độ đạm cao” thành “Nước mắm ngon phải là nước chấm an toàn và rất thơm mùi cá”.

Và về mặt nguyên tắc, để có thể thuyết phục được người tiêu dùng thay đổi cảm nhận, họ cần phải đưa ra một "reason to believe" và thạch tín chính là sự lựa chọn của họ cho lý do “an toàn” 
“Như vậy nếu họ thành công với chiến lược này, tức họ thay đổi được nhận thức của người tiêu dùng về “nước mắm ngon”, thì họ sẽ dễ dàng loại được gần hết các đối thủ truyền thống ra khỏi các bếp ăn Việt Nam”, ông Hoà nhận định.

Theo ông, các đối thủ mà họ nhắm đến đây không ai khác chính là các nhà ủ nước mắm theo phương thức truyền thống. “Điều này sẽ dẫn đến cái chết của ngành nước mắm truyền thống, và thay vào đó là một hỗn hợp hóa chất bao gồm nhiều loại bột ngọt và hương liệu mùi cá với giá thành sản phẩm rất thấp”, vị chuyên gia cho biết.

Chia sẻ thêm dưới góc độ cá nhân, theo ông Đỗ Hoà, người Việt ăn nước mắm truyền thống từ ngàn đời nay và chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục để nói rằng nước mắm truyền thống gây hại cho sức khỏe.

Chưa kể, ngành nghề sản xuất nước mắm nuôi sống hàng triệu ngư dân, nhiều làng nghề sản xuất nước mắm Việt Nam, và thương hiệu “nước mắm Việt Nam” nổi tiếng trên thị trường thế giới đến độ người Thái cũng phải nhái “nước mắm Việt Nam”.

Mặt khác, ông Đỗ Hoà cũng cho biết, nước chấm công nghiệp không thể tạo ra sự khác biệt bền vững vì nó không có yếu tố gì đặc trưng Việt Nam. Sản xuất theo công thức này thì đâu người ta cũng làm được chứ không cứ gì phải Việt Nam. Thậm chí họ có thể làm “thơm mùi nước mắm hơn” với hóa chất.(hết trích)