Trong phần 1, tôi đã liệt kê theo thứ tự những phương cách chạy campaign bao gồm: thông tin nhử mồi - thông tin gây nhiễu loạn - thông tin dẫn dụ Trong phần này, dựa vào những key messages (thông điệp) trong các loạt bài xuất hiện trên truyền thông gần đây chúng ta sẽ nhận ra mục tiêu mà chiến dịch PR này nhắm tới. Chúng ta hãy xem hình dưới đây ( từ link http://thanhnien.vn/kinh-doanh/nuoc...) hình này nếu các bạn click chuột phải chọn “save image as” nó sẽ hiện ra 1 cái tên rất là chỉnh chu là “ nam-ngu-4_XIXB” chứng tỏ nó đã được chuẩn bị rất kỹ để tránh bị nhầm lẫn
Tin cùng chủ đề:
♦ Masan đang cố tái định nghĩa sản phẩm nước mắm
♦ Có phải 80% nước mắm Phú Quốc trên thị trường là giả?
♦ Phần lớn chúng ta chọn nước mắm sai cách!
Bố cục ảnh chuẩn, brand không được làm mờ. Sai luật và lệ thông thường vì khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng thì không được công bố
Trong khi cũng là một tấm ảnh khác nếu bạn cũng chọn save image as thì tên của nó sẽ là “ 14618769_10210707058253997_643404535_o_cdxz” chứng tỏ được lưu rất cẩu thả, ảnh lấy từ link : http://thanhnien.vn/kinh-doanh/tren...
ảnh được lưu rất cẩu thả với tên file là : 14618769_10210707058253997_643404535_o_cdxz
- Trong link này: http://thanhnien.vn/kinh-doanh/nuoc... nếu đọc kỹ bạn sẽ cóp nhặt được các đoạn thông điệp sau đây:
1. Thống lĩnh từ chợ quê tới siêu thị thành phố ---------> Đây là thông điệp khẳng định thị phần
2. Trong bếp của một gia đình người bạn tên Linh ở TX.Bến Cát (Bình Dương) có hai chai nước mắm hiệu Nam Ngư, một để ăn sống, một để nấu ------------> đây là funtional cho biết Masan có phân định các dòng nước mắm khác nhau, trong đó có dòng “để nấu”
3. Để kiểm chứng lời Linh, chúng tôi ghé chợ Long Nguyên (H.Bàu Bàng, Bình Dương) vào một sáng cuối tuần. Đúng như lời Linh nói, hầu hết các tiệm bán hàng gia vị ở đây đều đưa ra chai Nam Ngư khi được hỏi mua nước mắm. Hỏi các loại nước mắm khác từ Nha Trang, Phú Quốc vào, người đàn ông bán hàng tên Thành lắc đầu: “Mấy loại đó khó bán ở chợ quê lắm vì giá hơi cao. Hôm trước lấy 2 thùng (12 chai 0,5 lít) nhưng 3 tháng chưa bán hết. Toàn để nhà ăn. Loại này phổ biến, ai cũng biết dễ mua, dễ bán. Hơn nữa, người mua đâu biết loại nào, ăn thấy ngon, quen mùi rồi thì lần sau cứ ra lấy đúng loại đó thôi”. Đáng nói hơn, chai lớn 1 lít thương hiệu “Nam Ngư Đệ Nhị” với dòng chữ nho nhỏ bên dưới là “nước chấm”, có màu y màu nước mắm, hoàn toàn không có hai chữ “nước mắm” lại luôn được ông Thành giới thiệu là nước mắm để nấu và mặt hàng này đang được bán rất chạy. ---------------> thông điệp dễ mua, dễ bán, dễ dùng
4. Ở miền Trung, cái nôi của sản phẩm nước mắm truyền thống trước đây, nay nước mắm công nghiệp cũng đang thay thế hoàn toàn. Tại chợ quê Cầu Hai (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), hỏi mua nước mắm, người bán lấy ra ngay chai nước chấm “Đệ Nhị” là “nước mắm để nấu”. Chị Bích đang mua nước mắm tại chợ Cầu Hai cho biết mấy năm trước chị hay dùng nước mắm truyền thống Mười Thu của Quy Nhơn, Bình Định nhưng mấy năm nay, ở chợ hầu như chỉ bán hàng Nam Ngư, Đệ Nhị, cao cấp hơn chút có Chin Su hương cá hồi, nên ai ai cũng chuyển hướng mua loại này. --------------> thông điệp dễ bán
5. “Riết quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”, chị Bích cho biết. Tại chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng), cô giáo Thúy Lan cũng cho biết gia đình cô dùng nước mắm Mỹ Tuyết, Nam Ô của Đà Nẵng, nhưng mùi hơi nặng và hơi khó nêm nếm nên “hai năm nay tôi chuyển mua Nam Ngư dùng. Loại đó mua đâu cũng có, rất dễ mua”. ----------> Thông điệp dễ dùng, dễ mua
6. Theo chị Hồng, chai nhỏ 250 ml (49.000 đồng) nước mắm Hạnh Phúc dùng để ăn sống, còn Nam Ngư loại 1 lít (21.500 đồng) để nấu vì giá rẻ lợi hơn. ---------->Đưa brand ra để chứng minh giá rẻ hơn
2. Trong bếp của một gia đình người bạn tên Linh ở TX.Bến Cát (Bình Dương) có hai chai nước mắm hiệu Nam Ngư, một để ăn sống, một để nấu ------------> đây là funtional cho biết Masan có phân định các dòng nước mắm khác nhau, trong đó có dòng “để nấu”
3. Để kiểm chứng lời Linh, chúng tôi ghé chợ Long Nguyên (H.Bàu Bàng, Bình Dương) vào một sáng cuối tuần. Đúng như lời Linh nói, hầu hết các tiệm bán hàng gia vị ở đây đều đưa ra chai Nam Ngư khi được hỏi mua nước mắm. Hỏi các loại nước mắm khác từ Nha Trang, Phú Quốc vào, người đàn ông bán hàng tên Thành lắc đầu: “Mấy loại đó khó bán ở chợ quê lắm vì giá hơi cao. Hôm trước lấy 2 thùng (12 chai 0,5 lít) nhưng 3 tháng chưa bán hết. Toàn để nhà ăn. Loại này phổ biến, ai cũng biết dễ mua, dễ bán. Hơn nữa, người mua đâu biết loại nào, ăn thấy ngon, quen mùi rồi thì lần sau cứ ra lấy đúng loại đó thôi”. Đáng nói hơn, chai lớn 1 lít thương hiệu “Nam Ngư Đệ Nhị” với dòng chữ nho nhỏ bên dưới là “nước chấm”, có màu y màu nước mắm, hoàn toàn không có hai chữ “nước mắm” lại luôn được ông Thành giới thiệu là nước mắm để nấu và mặt hàng này đang được bán rất chạy. ---------------> thông điệp dễ mua, dễ bán, dễ dùng
4. Ở miền Trung, cái nôi của sản phẩm nước mắm truyền thống trước đây, nay nước mắm công nghiệp cũng đang thay thế hoàn toàn. Tại chợ quê Cầu Hai (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), hỏi mua nước mắm, người bán lấy ra ngay chai nước chấm “Đệ Nhị” là “nước mắm để nấu”. Chị Bích đang mua nước mắm tại chợ Cầu Hai cho biết mấy năm trước chị hay dùng nước mắm truyền thống Mười Thu của Quy Nhơn, Bình Định nhưng mấy năm nay, ở chợ hầu như chỉ bán hàng Nam Ngư, Đệ Nhị, cao cấp hơn chút có Chin Su hương cá hồi, nên ai ai cũng chuyển hướng mua loại này. --------------> thông điệp dễ bán
5. “Riết quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”, chị Bích cho biết. Tại chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng), cô giáo Thúy Lan cũng cho biết gia đình cô dùng nước mắm Mỹ Tuyết, Nam Ô của Đà Nẵng, nhưng mùi hơi nặng và hơi khó nêm nếm nên “hai năm nay tôi chuyển mua Nam Ngư dùng. Loại đó mua đâu cũng có, rất dễ mua”. ----------> Thông điệp dễ dùng, dễ mua
6. Theo chị Hồng, chai nhỏ 250 ml (49.000 đồng) nước mắm Hạnh Phúc dùng để ăn sống, còn Nam Ngư loại 1 lít (21.500 đồng) để nấu vì giá rẻ lợi hơn. ---------->Đưa brand ra để chứng minh giá rẻ hơn
Cũng trong link đã đề cập ở trên có câu “ nước mắm truyền thống mặn chát” và luôn xuyên suốt thông điệp:“nước mắm truyền thống có độ đạm cao (hơn/nhất) “ ; sau cùng họ đã sử dụng ý này để đánh nước mắm truyền thống trong các loạt bài sau bằng thông tin “càng có độ đạm cao càng có nhiều thạch tín” - bằng chứng ở đây: http://thanhnien.vn/kinh-doanh/tren... ( trích: Điều đáng chú ý là các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ các mẫu có hàm lượng thạch tín tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định). Trong link đó, ở đoạn kết bạn hãy click vào hai từ “độ đạm” ( màu xanh nhạt trong link bài viết ) xem coi chuyện gì xảy ra ? à thì ra nó link đến bài cũ Masan kiến nghị thanh tra toàn diện ngành sản xuất nước mắm nước nhà, sao rồi, bạn có bất ngờ không vậy :) ) Chưa hết, cũng trong bài : http://thanhnien.vn/kinh-doanh/nuoc... chúng ta còn đọc được những ý sau đây: - Nam Ngư được coi như “đại diện” cho nước mắm công nghiệp ngon, giá rẻ. -------> Thông điệp ngon giá rẻ - Chất điều vị, chất bảo quản, hương cá hồi tổng hợp, chất tạo ngọt tổng hợp, màu tự nhiên chiết xuất từ trái dành dành, chất điều chỉnh độ a xít, chất làm dày, màu tự nhiên --------> Wow hóa chất là có nha , nhưng là hóa chất tự nhiên nha chiết xuất từ trái dành dành à nha , ko cấm đâu nha , xem tiếp ý kế ) - những phụ gia này tất nhiên được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Là hóa chất nhưng đã tạo vị ngon thật, nó tạo nên một gu, thói quen dùng nước mắm trong cuộc sống hằng ngày. -----------> hết hồn chưa Giờ mời bạn xem hình này
bạn sẽ link đến điều gì từ 2 yếu tố Masan kiến nghị thanh tra + 3 tựa bài trong phần tin liên quan
- Bạn sẽ link đến điều gì từ 2 yếu tố Masan kiến nghị thanh tra + 3 tựa bài trong phần tin liên quan ? Liệu có phải là cần bắt buộc “công nghiệp hóa” nước mắm: dây chuyền, máy móc, nhãn mác, phòng R&D, labor....điều mà nước mắm truyền thống chắc chắn ko làm kịp và khó có thể đáp ứng ??? - Giờ mời bạn quay lại link này: http://thanhnien.vn/kinh-doanh/tren... khi bạn click chuột vào hai từ “phụ gia” màu xanh trong cái box vàng ở cuối bài, chuyện gì xảy ra ? tôi mời bạn tự khám phá! Ngoài ra nếu bạn chị khó google thì sẽ có thêm thông tin Masan đang nhắm tới việc bán nước mắm qua thị trường Thái Lan nữa kia (?) Tóm lại outcome của chiến dịch này ( có thể còn chưa đủ ) là:
1.Masan là leader trong ngành nước mắm, phổ thông lắm rồi, ai ai cũng biết, ai cũng tin, ai cũng dùng, dễ mua dễ bán, dễ xài.
2. Ờ, Masan có xài hóa chất đó nha, NHƯNG đều là các hóa chất được phép hết à nghen. Masan chuẩn bị tung ra tại Thái nữa kìa,vậy là nước ngoài còn cấp phép nha chưa (tự nhiên link tới loạt bài với đề tựa làm gì để nước mắm Việt vươn tầm thế giới vượt qua kiểm nghiệm khắc khe này nọ
3. Oh yeah, Masan là điển hình vừa truyền thống, vừa hiện đại. Sạch sẽ, hiện đại, giá rẻ, đúng gu tại sao không xài ? còn nước mắm truyền thống? ờ cá thiệt, muối thiệt thiệt mà nhãn mác không có quy chuẩn, không có chứng nhận này kia nọ, không có dây chuyền sản xuất hiện đại, lại mắc, có chất thạch tín sợ ung thư không bây, vậy bây xài ai ?
1.Masan là leader trong ngành nước mắm, phổ thông lắm rồi, ai ai cũng biết, ai cũng tin, ai cũng dùng, dễ mua dễ bán, dễ xài.
2. Ờ, Masan có xài hóa chất đó nha, NHƯNG đều là các hóa chất được phép hết à nghen. Masan chuẩn bị tung ra tại Thái nữa kìa,vậy là nước ngoài còn cấp phép nha chưa (tự nhiên link tới loạt bài với đề tựa làm gì để nước mắm Việt vươn tầm thế giới vượt qua kiểm nghiệm khắc khe này nọ
3. Oh yeah, Masan là điển hình vừa truyền thống, vừa hiện đại. Sạch sẽ, hiện đại, giá rẻ, đúng gu tại sao không xài ? còn nước mắm truyền thống? ờ cá thiệt, muối thiệt thiệt mà nhãn mác không có quy chuẩn, không có chứng nhận này kia nọ, không có dây chuyền sản xuất hiện đại, lại mắc, có chất thạch tín sợ ung thư không bây, vậy bây xài ai ?
KỆ MẸ MASAN - TÔI DÙNG NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG!
OK?
OK?
Nguồn: Đức Minh Nguyễn