Không biết tự bao giờ mà ở Việt Nam ta coi ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày diệt sâu bọ. Nhiều sách vở xưa có ghi lại, đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, và dần lan sang các nước lân cận mà họ có ảnh hưởng như Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất, thì ở mỗi quốc gia Tết đoan ngọ lại có một tên gọi khác biệt, gắn liền với những câu chuyện nguồn gốc hay ý nghĩa tâm linh không hề giống nhau. Khoa học chỉ ra rằng Tết đoan ngọ 5/5 âm lịch thực chất là một phong tục cổ của người Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn thời tiết trong năm.
Chính vì lẽ đó, không thể quan niệm Tết diệt sâu bọ của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc được. Có chăng cũng là chịu ảnh hưởng từ nước bạn khổng lồ mà thôi. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng đào sâu nghiên cứu.
Tết đoan ngọ ở Trung Quốc
Vào thời xuân thu chiến quốc có vị đại thần nước sở tên Khuất Nguyên. Ông là nhà thơ, nhà truyền bá văn hóa có tiếng thời bấy giờ. Phần vì buồn thương đất nước suy vong, phần vì can ngăn vua Hoài Vương không thành. Ông uất hận mà gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn, hôm đó là ngày 5/5 âm lịch.
Dân Trung Quốc quá tiếc thương một người trung nghĩa. Nên hàng năm, vào ngày đó, họ đều làm bánh gạo cuốn chỉ ngũ sắc (ý là làm cho cá sợ, khỏi ăn mất) rồi bơi thuyền ra sông thả xuống cúng ông Khuất Nguyên.
Tuy nhiên đất Trung Quốc rộng lớn, mỗi vùng lại có một truyền thuyết khác biệt. Có nơi cho rằng, Tết đoan ngọ chính là ngày Hạ Chí trong thời cổ ( ngày hạ chí hiện nay là 21/6 dương lịch). Dân dọc sông Trường Giang lại tin rằng, ngày lễ bắt nguồn từ sự tôn sùng vật tổ của dòng sông, họ thường tổ chức rước kiệu, đua thuyền để thể hiện ý trí.
Đua thuyền là hoạt động thể thao mừng Tết nguyên đán ở Hồ Nam - Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm:
Các loại trái cây Trung Quốc dễ gắn mác Việt Nam
7 loại hoa quả rất có lợi cho sức khỏe vào mùa hè
Ngày diệt (giết) sâu bọ của người Việt Nam
Truyền thuyết cũng không ghi rõ từ khi nào, chỉ biết vào một năm nọ, mùa màng thất thu do sâu bọ hoành hoành. Chưa khi nào người dân lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề đến thế. Họ không biết phải làm cách nào để ngăn chặn điều này, thì bỗng nhiên một ông lão xa lạ xuất hiện, danh xưng là Đôi Truân.
Ông hướng dẫn mỗi nhà làm một mâm cơm cúng đơn giản chỉ với rượu nếp, trái cây, bánh ú (bánh tro), rồi cùng ra sân vận động thể dục. Người dân làm theo và kì lạ thay, chỉ trong ngày mà nạn sâu bọ được giải quyết triệt để. Đôi Truân còn dặn dò: cứ vào ngày này hàng năm, là thời điểm sâu bọ dồi dào tinh lực nhất, chúng sẽ hoạt động mạnh nhất, cho nên phải nhớ làm đúng những gì ta dặn, thì mới mong được an lành.
Dân chúng vô cùng biết ơn và cảm tạ vị cứu tinh lạ mặt. Truyền thống cứ thế mà lưu truyền cho đến tận ngày nay. Người dân gọi nó với cái tên Tết diệt sâu bọ, cũng có người gọi với cái tên Tết đoan ngọ. Lý do là giờ làm lễ thường vào chính canh Ngọ, đây cũng là mặt chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Trung Quốc.
Những món ăn ngày tết diệt sâu bọ
Ý nghĩa của Tết diệt sâu bọ (Tết đoan ngọ) của người Việt
Ngày xưa, tết diệt sâu bọ diễn ra vào đúng thời điểm mùa màng bội thu, và trái cây bắt đầu ra hoa, đậu quả. Người dân làm lễ để cảm ơn trời đất, cũng là để cầu mong cho cây trái tốt tươi, cuối năm cho thu hoạch lớn. Vào ngày này cả làng nhộn nhịp từ rất sớm, cùng nhau chuẩn vị mâm cơm lễ cúng trời đất, gia tiên. Sau đó họ cùng nhau thụ lộc để diệt sâu bọ và xua đuổi tà mà.
Còn ngày nay, tết diệt sâu bọ vẫn được người dân Việt Nam coi là một ngày lễ quan trọng trong năm. Tuy nhiên ý nghĩa đã có đôi phần khác biệt. Chúng ta không còn quá quan tâm đến mùa màng, hay ma quỷ nữa. Tết diệt sâu bọ là cơ hội để gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, những thức quả độc đáo. Chủ yếu là để nâng cao tình cảm gia đình.
Tuy nhiên dù là Tết diệt sâu bọ xưa hay nay, thì trong mâm cơm lễ nhất thiết phải có những sản vật sau.
Món ăn trong ngày Tết diệt sâu bọ
Rượu nếp: bản chất là hỗn hợp xôi lên men cái. Ở mỗi vùng lại có phương pháp nấu, ủ khác nhau. Tuy nhiên cùng cho ra thành phẩm có vị ngọt, cay rất dễ chịu. Trẻ em, hay người già đều yêu thích, khi ăn có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, người xưa quan niệm rằng nó có thể diệt được sâu bệnh có trong bụng con người. Ở nhiều nơi còn có tục ăn rượu nếp vào đầu giờ sáng, khi vừa mới dậy sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Theo tôi thì không nên, dễ ảnh hưởng tới dạ dày, chỉ nên coi là món ăn tráng miệng là được.
Hoa quả, trái cây theo mùa: cũng không thể thiếu để diệt sâu bọ, đặc biệt những loại quả có màu đỏ và vị chua, chát. Ở miền Bắc mình có mận, vải thiều..trong Nam có roi đỏ...Vào thời hiện đại còn có thểm nhiều loại hoa quả nhập khẩu nữa như cherry, táo... Nói chung ta thêm nhiều lựa chọn, thích hương vị loại nào, thì ta cứ mua về sử dụng thôi. Không quá gò bó.
Bánh ú (bánh tro) ăn kèm mật mía cũng được rất nhiều nơi sử dụng. Ăn ngon và lành lắm.
Ở trong miền nam, người dân còn thích ăn thịt vịt, chính vì lẽ đó vào ngày này, sản lượng tiêu thụ gia tăng đột biến.
Những món ăn phổ biến ngày tết diệt sâu bọ
Lời kết
Tết diệt sâu bọ là truyền thống tâm linh tốt đẹp, nên được gìn giữ. Tuy nhiên, không nên quá cầu kì, bày vẽ, ăn uống đơn giản, vui vẻ gắn kết gia đình, bạn bè là tuyệt vời nhất.